Phòng ngừa Báo hoa mai tấn công

Một cảnh kịch chiến với báo hoa mai ở Ấn Độ

Khi chạm trán hoặc tình cờ bắt gặp báo hoa mai thì ngược lại với sư tử, cố gắng tránh mọi giao tiếp bằng ánh mắt với nó, không nên nhìn thẳng hoặc nhìn trực diện vào báo bởi nó sẽ coi việc nhìn thẳng vào mắt là một sự thách thức khiến nó dễ tấn công ngay lập tức. Báo leo cây rất giỏi, do vậy trèo lên cây không phải biện pháp an toàn để thoát khỏi loài mãnh thú này. Báo thường không vờ tấn công như sư tử, nên nếu nó tiến đến thì hãy làm tương tự như với sư tử, hãy đứng yên một chỗ, hãy bình tĩnh, tỏ ra dũng cảm, hãy làm bản thân trông to lớn hơn bằng cách giang tay và la hét thật lớn tạo thật nhiều tiếng ồn[11][16].

Đối với báo hoa mai khi xâm nhập khu dân cư thì phải có biện pháp xua đuổi chúng để tránh những nguy hiểm có thể xảy ra. Cần nêu cao tinh thần cảnh giác, huy động lực lượng ngăn thú dữ xâm hại con người và vật nuôi xung quanh đồng thời bảo vệ chúng khỏi sự săn trộm, phổ biến các biện pháp phòng vệ lỡ khi bị báo tấn công, như xua đuổi, đốt lửa hoặc gây tiếng động, dùng dụng cụ phát âm thanh để xua đuổi báo về tự nhiên, khuyến cáo không ra đường khi ít người, nhất là ban đêm, không nên ngủ qua đêm trong rừng, không nên vào rừng một mình và vào ban đêm mà phải đi đông người và vào ban ngày, người dân không đến gần khu vực phát hiện có dấu chân báo hoa mai, không đi vào khu vực nghi có mãnh thú để đề phòng trường hợp nguy hiểm, đề phòng cho trẻ em. Lực lượng kiểm lâm địa phương cần tăng cường tuần tra, kiểm tra rừng, kiểm tra và theo dõi liên tục trong vòng 1 tuần, tiếp tục theo dõi sự di chuyển của loài báo để có biện pháp bảo vệ[10][17][18][19].

Uttarakhand, tiểu bang có những cuộc xung đột giữa con người và báo hoa mai mang tính nghiêm trọng nhất ở Ấn Độ thì đã có tới 45 con báo đã được xác định là những kẻ ăn thịt người và bị bắn giết bởi các quan chức động vật hoang dã từ năm 2001 đến năm 2010. Trong một nỗ lực để giảm bớt việc bắn hạ "những con báo có vấn đề" và giảm bớt gánh nặng tài chính đối với người chăn nuôi, một số chính phủ cung cấp bồi thường bằng tiền, mặc dù thường ít hơn giá trị của số vật nuôi bị mất. Trong nỗ lực thỏa mãn cơn đói của loài động vật này, các quan chức địa phương Bombay đã huy động đưa thỏheo vào các công viên quốc gia. Sắp tới có thể sẽ phải xẻ thịt nai cho chúng ăn. Chính quyền thành phố cho rằng họ sẽ đánh bẫy những con báo ăn thịt người và đem thả chúng vào rừng sâu hoặc các công viên quốc gia khác, giải pháp tốt nhất phải là xây vòng rào, năm 2001, Bombay đã chi 2 triệu USD cho việc xây 110 km rào tường[7].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Báo hoa mai tấn công http://baodatviet.vn/khoa-hoc/the-gioi-dong-vat/ba... http://cand.com.vn/Xa-hoi/Xua-duoi-bao-hoa-mai-ve-... http://m.cand.com.vn/Xa-hoi/Quang-Tri-Xac-dinh-khu... http://dantri.com.vn/xa-hoi/nguoi-dan-vung-cao-huy... http://www.nhandan.com.vn/khoahoc/khoa-hoc/item/21... http://suckhoecuocsong.com.vn/the-gioi-dong-vat/Lo... http://danviet.vn/du-lich/can-phai-lam-gi-khi-gap-... http://m.danviet.vn/the-gioi/kinh-hoang-bao-dom-an... http://doisongvietnam.vn/600-nguoi-truy-lung-con-b... http://m.vietnamnet.vn/vn/the-gioi/bao-an-thit-ngu...